So sánh Winner 150 với Exciter 150: Động cơ DOHC và SOHC có gì khác biệt
Honda Winner 150 ra mắt sẽ trở thành đối thủ trực tiếp của Yamaha Exciter. Trong hầu hết các thông số kỹ thuật, 2 chiếc xe này khá tương đương và sự khác biệt lớn nhất có lẽ đến từ động cơ. Honda sử dụng DOHC, trong khi Yamaha là SOHC. Vậy 2 dạng động cơ này có gì khác biệt, và chúng loại nào sẽ mạnh hơn?. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Muabannhanhxemay.com để có thêm thông tin nhé.
Honda Winner 150
1/ SOHC (Single Overhead Camshaft) – Trục cam đơn
Loại động cơ này sử dụng một trục cam duy nhất bố trí trên đỉnh máy. Trục cam này dẫn động trực tiếp cho cả van nạp và van xả của xylanh, được điều khiển bằng tay hoặc trực tiệp quá cò mổ. SOHC cho phép bố trí tối đa 4 van cho mỗi xylanh.
2/ DOHC (Double Overhead Camshaft – Twin Cam) – Trục cam đôi
Loại động cơ này sử dụng 2 trục cam bố trí trên đỉnh máy. Mỗi trục cam sẽ có nhiệm dẫn động cho van xả hoặc van nạp riêng. Từ đây, các nhà sản xuất có thể tách rời van nạp và van xả và có thể sắp xếp các van ở vị trí tối ưu cho động cơ. DOHC có thể bố trí đến 4 hoặc 6 xylanh, tuy nhiên trên chiếc Winner 150 thì vẫn duy trì 4 xylanh như Exciter 150.
3/ Ưu, nhược điểm của SOHC – DOHC
Với SOHC, các van nạp và xả được dẫn động bằng một trục cam duy nhất nên quá trình nạp – xả sẽ đồng bộ, từ đó động cơ sẽ duy trì được hoạt động ổn định ở mọi vòng tua. Ngoài ra, kết cấu đơn giản cũng giúp cho quá trình chế tạo và chi phí thấp.
Tuy nhiên, để động cơ hoạt động hoàn hảo thì sẽ cần dây truyền động luôn căng và cần bảo trì thường xuyên.
Sợi dây dẫn này thường chỉ hoạt động được trong khoảng 60.000 – 120.000 dặm (khoảng 100.000 – 200.000 km) là cần thay thế. Con số này nếu áp dụng trên xe máy thì có lẽ bạn cũng chẳng cần quan tâm, bởi còn lâu sợi dây mới hỏng.
Ở tốc độ thấp, động cơ SOHC sẽ tạo mô-men cao hơn DOHC, giúp xe bốc hơn. Nhưng DOHC lại có lợi thế ở “nước hậu”.
DOHC có thể khắc phục được các nhược điểm nói trên của SOHC, nhưng chi phí chế tạo sẽ cao hơn.
DOHC còn lợi thế hơn ở việc tuỳ chỉnh được nhiều yếu tố, chẳng hạn như có thể đặt bugi ở chính giữa buồng đốt nhằm tăng hiệu quả cháy, thay đổi vị trí trục cam để tối ưu hoá vận hành động cơ.
4/ So sánh giữa 2 xe sử dụng động cơ SOHC và DOHC
Đối với winner 150 sử dụng động cơ DOHC có ưu điểm:
- Cho khả năng tăng van trên mỗi xilanh.
- Hiệu quả sử dụng nhiên liệu cao
- Tạo mô men và công suất cao ở tốc độ lớn, giúp máy khỏe hơn.
- Áp dụng tốt van biến thiên để điều chỉnh những chế độ đi xe tốt hơn.
Nhưng động cơ DOHC trên Winner có một số yếu điểm sau:
- Ở tốc độ thấp thì mô men và công suất tạo ra thấp hơn SOHC
- Cấu tạo phức tạp, sửa chữa đòi hỏi sự chi tiết và tỉ mỉ, rất khó sửa khi bị hỏng.
- Cồng kềnh, làm tăng trọng lượng của xe
Đối với Exciter 150 sử dụng động cơ SOHC có ưu điểm:
- Cấu tạo đơn giản, dễ sửa chữa
- Gọn nhẹ hơn DOHC
- Ở tốc độ thấp tạo mô men cao hơn DOHC.
Nhưng lại có một số nhược điểm sau:
- Tiêu tốn xăng
- Tạo mo men và công suất ở tốc độ cao thấp
- Áp dụng van biến thiên khó khăn hơn
Kết luận: Xe Exciter 150 sử dụng động cơ SOHC có giá rẻ hơn, chi phí sửa chữa thay thế khi hư hỏng cũng rẻ hơn.
SOHC chỉ cho phép sử dụng 4 van trên mỗi xi lanh, còn DOHC lại có thể lắp tới 5 van hoặc nhiều hơn trên mỗi xi lanh, cho công suất lớn hơn các xe máy sử dụng SOHC rất nhiều. Tuy nhiên, nếu như chỉ sử dụng 4 van trên mỗi xi lanh, thì SOHC gọn nhẹ và hiệu suất lại cao hơn của DOHC.
Việc bố trí được bu – gi chính giữa đỉnh buồng đốt khiến cho DOHC có hiệu quả đốt cháy nhiên liệu tốt hơn, vì thế các xe máy sử dụng loại động cơ này tiết kiệm xăng hơn các xe máy sử dụng SOHC. Còn SOHC do trục cam phải đặt chỉnh giữa buồng đốtm khiến bu – gi phải đặt bên cạnh buồng đốt, khiến hiệu quả sử dụng nhiên liệu không được tốt như của động cơ sử dụng DOHC.
DOHC cho phép sử dụng hệ thống van biến thiên, giúp điều chỉnh chế độ vận hành xe máy rất tốt và đa dạng hơn, còn với SOHC thì việc áp dụng hệ thống này gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc có 2 trục cam, với 2 van hút và xả trong động cơ khiến cho những xe sử dụng DOHC hoạt động êm ái và mát hơn những xe sử dụng động cơ SOHC
Với tốc độ thấp, thì SOHC dường như ưu thế hơn vì mô men và công suất tạo ra lớn hơn, xe khỏe hơn, trong khi nếu như hoạt động ở tốc độ cao thì DOHC lại tạo ra lực lớn hơn.
Những xe sử dụng hệ thống động cơ DOHC thường có giá thành cao hơn những chiếc xe sử dụng SOHC, vì cấu tạo của DOHC phức tạp, với nhiều chi tiết khó khăn hơn, và đòi hỏi công nghệ cao hơn. Còn SOHC lại có cấu tạo đơn giản, nên giảm giá thành đi rất nhiều. Khi đi sử chữa, không nhiều thợ có thể chỉnh chính các DOHC, trong khi giá thành thay thế sửa chữa cũng cao hơn của SOHC.
Mong rằng với những so sánh trên đây đã giúp bạn hình dung được sự khác biệc cơ bản giưa SOHC và DOHC.
>> Xem thêm: So sánh Honda WINNER 150 và Exciter 150 - nên chọn mua dòng xe tay côn nào?
Như vậy, trên lý thuyết có thể kết luận, Exciter sẽ vọt trước Winner ở đoạn khởi động, nhưng khi lên đến tốc độ cao thì Winner sẽ có lợi thế hơn. Ngoài ra, việc Winner 150 được trang bị hộp số 6 cấp cũng sẽ khiến các cấp độ số được san đều, xe sẽ không “vọt” như đối thủ đến từ Yamaha.
Một vài lưu ý khi sử dụng xe côn tay Yamaha Exciter 150
Dưới đây là một vài lưu ý khi sử dụng xe côn tay Yamaha Exciter 150, các bạn hãy tham khảo để có thêm kinh nghiệm hay khi sử dụng xe nhé.
Thứ 1: Vào số xe côn tay Exciter 150
Xe Exciter 150 là xe số tay côn nên việc vào số 1 là tương đối khó với những người mới chạy xe, các số từ 2 đến 5 đều tương đối dễ vào khi xe đã chạy rồi. Để vào được số 1, trước hết bạn cần bóp hết tay côn, nhả từ từ khoảng 1/3 tay côn, 2/3 còn lại nhả ga thì xe mới vận hành được. Nếu sử dụng lâu thì thông qua tiếng máy bạn có thể phân biệt được, máy rú thì giảm ra còn máy kêu ọc ọc thì tăng ga. Lưu ý: nếu nhả côn quá nhanh xe sẽ bị chết máy.
Thứ 2: Khi dừng xe tạm thời Exciter 150
Cách về N (số mo) khi dừng đèn giao thông hoặc dừng xe. Để tập cách về số N, tốt nhất bạn không nên chạy thực tế mà nên chống chân chống đứng lên và thực hành. Cách đơn giản nhất là về số 2, sau đó nhấc chân ra khỏi chỗ để chân, mũi chân chúi xuống 1 chút và giậm 1 cái (không cần mạnh). Lúc này lòng bàn chân chạm vào chỗ để chân thì mũi chân giẫm 1/2 số để từ số 2 về số N.
Thứ 3: xử lý tốc độ Exciter 150 trong quá trình vận hành
Riêng với xe tay côn, nếu tốc độ xe xuống thấp mà xe vẫn chưa được về số nhỏ thì nguy cơ bị chêt máy giữa đường là rất cao. Lưu ý các đoạn đường thường phải giảm tốc độ và trả về số nhỏ như đường cua, giao lộ hoặc tránh các xe lưu thông phía trước, luôn nhớ khoảng tốc độ phù hợp cho từng cấp số như sau:
- Số 1 thì khoảng 0 – 15 km/h
- Số 2 thì khoảng 10 – 25 km/h
- Số 3 thì khoảng 15 – 35 km/h
- Số 4 thì khoảng trên 20 – 45 km/h
- Số 5 thì khoảng trên 40m km/h trở lên
Thứ 4: Linh họa khi dùng côn Exciter
Là 1 điều cũng khá quan trọng. Đó là khi nào cần dùng côn và khi nào không cần dùng côn. Khi đi trên đường, ngoài việc côn dùng để vào số thì trước khi dừng đèn đỏ hay dừng xe… thì ta có thể cắt côn (âm côn) để xe trôi tự do theo quán tính, giúp ta tiết kiệm xăng.
Ta cũng có thể âm côn khi trôi dốc nhưng tốt nhất không nên làm vậy. Nếu làm vậy thì bạn phải bóp phanh. Tránh trường hợp xe trôi nhanh quá mà gặp chướng ngại vật ta phanh gấp sẽ bị ngã. Ta có thể nhả hết ga để xe Exciter 150 trôi nhưng không âm côn để xe tự phanh bằng số là được, như vậy xe sẽ trôi chậm hơn và không cần dùng phanh. Và 1 trường hợp khá là quan trọng nữa đó là nếu đang tham gia giao thông và đang đi khá nhanh bỗng phải phanh gấp ta có nên bóp côn không? Xin khuyên các bạn là không. Bởi bóp côn sẽ làm cho xe trôi nhanh hơn do không có cái gì cản cả.
Như vậy khi bạn dùng phanh ắt hẳn bánh xe sẽ rê khá nhiều. Còn nếu bạn không bóp côn và giảm ga. Khi đó động cơ không nhận được xăng cũng như là năng lượng nữa dẫn đến máy không tạo thêm lực đẩy cho xe mà ngược lại còn làm cho xe chạy chậm đi nhờ phanh số (như muabannhanhxemay.com đã nói ở việc thả trôi dốc bên trên). Khi đó phanh số kết hợp với phanh chân và phanh tay sẽ giúp bạn an toàn hơn.
Nếu bạn bảo: không bóp côn mà giảm tốc độ xe chết máy thì sao? Thì muabannhanhxemay.com sẽ trả lời thế này: Dù bạn đang đi với số 4 hoặc số 5 thì tốc độ xe cũng phải giảm xuống khoảng 15-20 km/h xe mới chết máy. Trước khi xe chết máy nó còn kêu ọc ọc và xe sẽ hơi giật giật. Khi đó chính là lúc bạn bóp côn. Có thể hiểu đơn giản là như sau. Bạn cần phanh gấp và bạn không nhả côn, phanh bằng số + phanh chân + phanh tay để giảm tốc độ xe đã và tránh việc xe bị rê bánh nhiều. Sau đó khi xe chậm lại rồi thì mới bóp côn. Như vậy an toàn hơn là bạn bóp côn ngay từ đầu.
Và kể cả lỡ xe có chết máy do không bóp côn thì khi đó tốc độ xe cũng cực chậm rồi nên không lo bị văng khỏi xe hay thế nào cả. Và việc xe chết máy dù hại xe những cũng không thể quan trọng bằng sự an toàn của bạn được. Đây là những điều bạn cần lưu ý khi sử dụng dòng xe máy Yamaha tay côn.
Kết luân về cách xử dụng Yamaha Exciter: Bạn phải cẩn thận tránh trường hợp vừa phi lên dốc ra đường thì có xe đi đến đâm vào. Có thể nhờ người đứng trên dốc nhìn hộ hoặc ra nhìn đường trước rồi mới xuống cho xe ra. Khi đi trên đường, ngoài việc côn dùng để vào số thì trước khi dừng đèn đỏ hay dừng xe… thì ta có thể cắt côn (âm côn) để xe trôi tự do theo quán tính, giúp ta tiết kiệm xăng. Bỏ phanh tay để thuận tiên cho việc vặn tay ga. Bắt đầu nhả côn và ga lên như khi khởi động xe để đi.
Phuộc nhún xe máy với những hư hỏng thường gặp và cách khắc phục
Hệ thống giảm xóc (phuộc nhún xe máy) là một bộ phận đảm nhận việc chống xóc cho xe, đem lại sự vận hành êm ái bằng cách hạn chế các lực từ mặt đường (lốp xe) tác động lên khung sườn và toàn bộ xe. Thông thường xe máy có hai ống giảm xóc trước và sau bao gồm các bộ phận: lò xo, ty thủy lực, phớt chắn dầu, ống che bụi, đệm cao su, dầu,... Do đó, người sử dụng xe cần theo dõi và phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng phuộc xe máy để kịp thời sửa chữa hoặc thay thế.
1/ Những dấu hiệu hư hỏng của phuộc xe máy
Dấu hiệu thứ nhất của việc hư hỏng phuộc nhún là khi tải nặng hoặc đủ tải (2 người, 120 kg) đi vào gờ giảm tốc hoặc ổ gà thì đuôi xe bị văng, giật không ổn định. Đặc biệt khi vào đường xấu, toàn bộ lực từ mặt đường sẽ tác động lên khung sườn gây rung hoặc tê tay (nếu đi dài), xe đi có cảm giác không êm ái, cứng và xóc nảy hơn bình thường.
Dấu hiệu thứ hai là phuộc nhún xe máy có tiếng kêu cót két khi vận hành. Có thể ống giảm xóc đã bị méo hoặc lò xo bị han gỉ cọ xát vào ống bọc và thân ty thủy lực. Tiếng kêu cót két càng lớn khi xe đi vào đường xấu hoặc gờ giảm tốc.
Dấu hiệu thứ ba là khi tay lái không cân bằng, bị lạng sang một bên, điều này thấy rõ nhất khi hỏng phuộc nhún xe máy trước ở những chiếc xe ga, lúc đó xe đi bị đảo, lệch hẳn lái sang một bên. Xe của bạn có thể đã bị gãy một bên lò xo hoặc bị cong ty thậm chí là gãy ty thủy lực.
Dấu hiệu thứ tư của việc hư hỏng giảm xóc là dầu bị rò rỉ và bám ướt vào ống giảm xóc. Thường khi phát hiện ra triệu chứng này cũng là lúc giảm xóc của bạn đã bị hư hỏng khá nặng, có thể là do hỏng phớt hoặc bị cong ty làm dầu chảy tràn ra ngoài.
2/ Nguyên nhân khiến phuộc xe máy hư hỏng
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc hư hỏng phuộc nhún xe máy, có thể xuất phát từ thói quen sử dụng xe hàng ngày tới những lý do khách quan gây nên. Xe của bạn bị đổ, nghiêng dẫn tới cong giảm xóc (hoặc ty) gây nên việc chảy dầu, cọ xát vào ống lồng làm hỏng giảm xóc.
Hầu hết các phuộc nhún sau của xe máy đều có vạch phân cách tải trọng dùng để điều chỉnh khi xe vận hành với một người hay chở thêm người hoặc đồ phía sau. Phổ biến nhất trên các dòng xe số phổ thông (Honda Dream, Honda Future,...) là có hai nấc điều chỉnh với ký hiệu một người hoặc hai người, một số dòng xe phân khối lớn thì có nhiều vạch trọng tải hơn.
Thông thường, người dùng hay bỏ qua việc điều chỉnh này khi có sự thay đổi trọng tải, ví dụ như khi chạy hai người kèm theo đồ vẫn để ở nấc chỉnh một người, điều này sẽ làm giảm tuổi thọ phuộc xe máy và gây nên việc hư hỏng không đáng có.
Việc vận hành xe trong điều kiện địa hình xấu, đường gồ ghề, nhiều ổ gà cũng làm giảm tuổi thọ của phuộc nhún xe máy. Cộng thêm xe bị bẩn, đất cát bám vào hệ thống giảm xóc (đặc biệt là giảm xóc sau xe ga) lâu ngày mà không chùi rửa sẽ làm xước ống lồng, xước ty thủy lực từ đó làm chảy dầu, tạo nên tiếng kêu khó chịu và giảm hiệu quả hoạt động của giảm xóc.
Hư hỏng phớt chắn dầu hoặc bạc phía trong ty thủy lực do vận hành lâu ngày mà không được bảo dưỡng cũng gây nên việc hư hỏng phuộc nhún xe máy. Nhiều người dùng (đặc biệt là người buôn bán) còn chở hàng hóa là muối hoặc có chất a-xít bị rò rỉ chảy xuống cũng làm han gỉ và hư hỏng phuộc nhún. Xe để lâu ngày ngoài trời mà không được che chắn hoặc việc thay đồ không chính hãng (hoặc đồ không đảm bảo chất lượng) cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng hư hỏng giảm xóc.
Một số thợ sửa xe máy kinh nghiệm lâu năm nói rằng việc bố trí phuộc sau kiểu thẳng đứng (trên xe Honda Lead hoặc SCR...) sẽ làm giảm xóc nhanh hỏng hơn so với kiểu bố trí hơi xiên chéo (giảm lực tác động trực tiếp), đặc biệt là trong điều kiện đường sá ở Việt Nam chưa thực sự tốt.
3/ Khắc phục và sửa chữa phụ hồi phuộc xe máy
Tùy theo mức độ hỏng hóc của phuộc nhún xe máy mà tiến hành sửa chữa hoặc thay thế cả cụm giảm sốc. Việc sửa chữa bao gồm nắn lại ty thủy lực nếu bị cong, mạ lại lớp mạ bên ngoài khi bị xước hoặc thay cả cụm ty. Phớt hoặc bạc phía trong hỏng thì chỉ cần thay thế những bộ phận này mà không nhất thiết phải thay cả cụm giảm xóc. Một số trường hợp lò xo bị han gỉ hoặc cong lệch mà ty, phớt còn tốt thì chỉ cần thay lò xo là được.
Trong hầu hết các trường hợp (trừ xe sử dụng một giảm xóc sau) nếu hỏng một giảm xóc cũng cần phải thay thế cả đôi, tránh trường hợp chỉ thay thế chiếc bị hỏng (mà không thay thế chiếc kia) dẫn tới việc xe mất cân bằng do sự không đồng đều của giảm xóc mới và cũ.
Chi phí thay thế cả cụm giảm xóc trước trên các dòng xe số phổ thông khoảng 1 triệu đồng, giảm xóc sau là 800.000 đồng. Đối với xe ga, thay thế cụm giảm xóc trước hết khoảng 1,5 triệu đồng và giảm xóc sau là 700.000 đồng (do chỉ có một chiếc).
Tham khảo thông tin mua bán xe máy nhanh chóng, uy tín ở đâu?