Mua máy ảnh Sony A6000
Giới thiệu dòng máy ảnh Sony A6000
Thiết kế
Tất cả các nút bấm và bánh xe điều khiển trên A6000 đều rất dễ sử dụng. Trong trải nghiệm của Trusted Reviews, các biên tập viên chỉ mất rất ít thời gian để làm quen là đã có thể dễ dàng thay đổi các tùy chỉnh nhanh chóng mà không cần nhờ tới màn hình LCD hay nhìn lên thân máy theo dõi.
Bánh xe điều chỉnh cửa trập và khẩu độ được đặt ở ngoài cùng bên phải thân máy, bên cạnh bánh xe chọn chế độ và phía sau nút cò. Sony đã rất thông minh khi lựa chọn đặt nút quay phim ở bề mặt ngay bên cạnh gờ để ngón cái thông thường. Bằng cách này, người dùng có thể dễ dàng kích hoạt tính năng quay phim nhưng lại rất khó bấm nhầm. Bên trong gờ đặt ngón cái là vị trí đặt pin và thẻ nhớ, do đó đây cũng là phần tập trung phần lớn trọng lượng của A6000.
Hai nút tùy chỉnh C1 và C2 lần lượt được đặt cạnh nút cò và cạnh nút playback. Trong chế độ playback (xem ảnh đã chụp), nút C2 sẽ được sử dụng để xóa ảnh. Bạn có thể lựa chọn nhiều tính năng và menu nhanh cho 2 nút này.
Nút Fn được đặt gần nút điều khiển chính phía sau sẽ mở menu tắt hoặc kết nối A6000 với các thiết bị di động để copy ảnh chụp. Các nút khóa phơi sáng (AE Lock), nút menu chính và nút flash thủ công được đặt xung quanh màn hình LCD 3 inch độ phân giải 921.600 chấm của A6000.
Dù có trọng lượng tập trung về phía bên phải, khi gắn ống kính A6000 sẽ có trọng lượng cân bằng về 2 phía, do đó trải nghiệm cầm máy khá thoải mái và dễ dàng ngay cả khi người dùng chỉ dùng 1 tay. Với ống ngắm điện tử Tru-Finder OLED 0.39 inch, có lẽ người dùng sẽ thích sử dụng A6000 bằng 2 hay để tạo cảm giác "chuyên nghiệp" hơn.
Không chỉ có đèn flash tích hợp dạng pop-up (tự mở) với số guide 6 mét tại ISO 100, A6000 còn có hotshoe đa định dạng.
Tính năng
Hiện tại, thị trường CSC đang chứng kiến một loạt các dòng sản phẩm chất lượng cao nối tiếp nhau ra mắt. Sức cạnh tranh của thị trường máy không gương lật cao cấp thậm chí còn khốc liệt hơn cả DSLR: Olympus có dòng OM-D, Fujifilm có dòng X-Series trong khi Panasonic có dòng GX và GH. Gần như tất cả trong số này đều là những sản phẩm có chất lượng rất tốt, mang trong mình vô số cải tiến để vượt qua giới hạn kích cỡ của dòng máy không gương lật.
Không chỉ sẵn sàng đương đầu với OM-D và X-Series, Sony còn mang lên dòng A6000 thương hiệu Alpha. Đây là lời tuyên chiến chính thức của công ty Nhật Bản tới các nhà sản xuất DSLR đình đám. Bởi vậy mà chiếc A6000 sẽ không gây thất vọng về các tính năng không chỉ đông đảo về số lượng mà còn vượt trội về chất lượng.
Chi tiết cấu hình đáng chú ý nhất trên A6000 là vi xử lý hình ảnh Bionz-X vốn đã từng có mặt trên chiếc Alpha 7R cao cấp. Với sức mạnh xử lý gấp 3 lần vi xử lý Bionz thế hệ cũ, Bionz-X giúp cho A6000 trở thành một "quái vật" về tốc độ. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy điều này khi khởi động A6000: chỉ cần nhấn nút bật máy là bạn có thể chụp ảnh gần như ngay lập tức, ngay cả khi cần chụp ảnh ở chế độ chụp liên tiếp tốc độ cao (burst).
Thời gian lấy nét tự động của A6000 chỉ là 0,06 giây theo tiêu chuẩn CIPA. Do đó, trong các điều kiện chụp "chuẩn", hệ thống AF trên A6000 sẽ vượt qua cả đối thủ cạnh tranh Fujifilm X-T1, vốn đã là một trong những mẫu CSC nhanh nhất trên thị trường hiện nay.
Chế độ chụp liên tiếp (burst) có tốc độ tối đa lên tới 11 khung hình/giây. A6000 có thể chụp tối đa 21 khung hình RAW JPEG hoặc 49 khung hình JPEG đã qua xử lý trước khi đầy bộ nhớ đệm. Do đó, chiếc máy ảnh không gương lật này sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho những người cần chụp tốc độ cao tại các sự kiện thể thao.
A6000 cũng là chiếc máy ảnh E-mount đầu tiên của Sony được trang bị hệ thống lấy nét AF-A. Hệ thống AF-A có thể nhận biết chính xác khi nào cần chuyển chế độ lấy nét: nếu mẫu vật của bạn đang đứng yên, A6000 sẽ sử dụng chế độ AF-S; nếu mẫu vật bắt đầu chuyển động, A6000 sẽ tự động chuyển sang chế độ AF-C.
Hiệu năng
Nhìn chung, hiệu năng khi mua máy ảnh Sony A6000 chắc chắn sẽ không làm các fan của Sony phải thất vọng. Hệ thống AF 179 điểm của A6000 là một trong những yếu tố ấn tượng nhất của chiếc máy ảnh không gương lật này. Thời gian phản ứng của A6000 nhanh tới mức bạn sẽ gần như không thể nhận ra thời gian trễ cò. Khi nhấn một nửa nút cò, A6000 lấy nét gần như ngay lập tức kể cả trong những điều kiện ánh sáng môi trường khá thấp.
Ý kiến người dùng dòng máy ảnh Sony A6000
Anh Hiếu cho ý kiến: “Tôi mới mua Sony A6000,dùng thử thấy sạc pin bằng máy rất bất tiện!!! Đèn chỉ được khoảng hơn 02 nấc”
Và ý kiến của một người dùng khác tên Hiền: “Màu sắc nét, độ phân giải cao, gọn nhẹ”
Anh Dung bình luận: “Sony và Compact thì máy nào hơn vậy mọi người”
“Màu sắc xử lý như A7 luôn đúng chuẩn Sony” - bạn Minh chia sẻ thêm
“Sony thuc xa Fuji về mọi khoàn. Mình dùng Fuji rất ok nên không muốn dùng Sony luôn” - anh Châu bình luận
“Nhìn thì rất là mê nhưng nghĩ lại dàn lens E& FE với cái giá đại gia thì thôi tạm hài lòng với những gì mình đang có” - bạn đọc tên Anh cũng bình luận
“mirrorless chất lượng ảnh nó ra ngang với dslr mà nó gọn nhẹ“ - bạn Ngọc chia sẻ
“máy này không có ống kính, chọn Fuji là nhất“ - bạn Hải cho biết
“mirrorless bây giờ chỉnh cũng khá nhanh & tiện rồi.” - bạn Lý chia sẻ
“máy nhỏ gọn, thiết kế đẹp, chống rung trên lens, chuẩn Sony “- anh Vũ chia sẻ
Cách chọn mua máy ảnh
LCD Monitor
Màn hình tinh thể lỏng có kích thước ít nhất là 2" để dễ xem, có chất lượng cao hơn, ít bị chói khi ra nắng và có thể chỉnh được độ sáng tối.
Màn hình của một số máy có thể xoay được theo nhiều hướng.
Ống ngắm (View Finder)
Thường là ống kính (Optical), loại cao cấp hơn có thể được trang bị ống ngắm điện tử (Electronic viewfinder).
Quay video
Ngoài chức năng chụp hình, máy ảnh số còn cho phép quay phim. Các máy ảnh số đời mới có chế độ quay phim độ phân giải cao HD 720px hoặc Full HD 1080p và không giới hạn thời gian quay.
Định dạng hình ảnh
Ngoài các định dạng ảnh thông thường, loại máy ảnh số bán chuyên nghiệp còn có thể lưu ảnh dưới dang thô (RAW), định dạng này sẽ cho ra các tập ảnh nguyên gốc với chất lượng cao nhất và cũng có dung lượng lớn nhất dùng cho việc xử lý sau khi chụp.
Chế độ chụp (Shutter Mode)
Chế độ chụp tự động (Auto) và các chương trình lập sẵn (P) như máy ảnh số loại phổ thông, loại máy ảnh bán chuyên nghiệp có thêm các chế độ chụp ưu tiên tốc độ (S, Tv), ưu tiên khẩu độ (A, Av) và chỉnh tay (Manual) để cho phép người sử dụng có thể tự chọn chế độ chụp theo ý mình.
Tốc độ chụp (Shuter Speed)
Máy ảnh số bán chuyên nghiệp cho phép điều chỉnh tốc độ chụp từ chậm (vài giây) tới nhanh (1/1000 giây hoặc cao hơn).
Khẩu độ (aperture)
Là độ mở của ống kính, máy ảnh số loại bán chuyên nghiệp cho phép người sử dụng điều chỉnh khẩu độ tùy theo ý mình.
Độ nhạy sáng (ISO)
Độ nhạy sáng với các mức Auto, 50, 100, 200, 400 và có thể lên đến 6400 hoặc cao hơn.
White balance
Đây là tính năng giúp hình ảnh có được màu sắc đúng, loại máy ảnh này cho phép chọn cân bằng trắng theo các chế độ định sẵn và chỉnh tay tùy ý.
Đèn Flash
Đèn Flash giúp chụp trong điều kiện thiếu sáng, chống mắt đỏ, điều chỉnh mạnh yếu, nhiều chế độ flash.
Một số máy có thêm đế cắm (Hot shoe) để gắn thêm đèn flash ngoài.
Màn hình có thể xoay được theo nhiều hướng
Bạn có thề tham khảo và sở hữu cho riêng bạn một máy ảnh Sony mới giá rẻ, chất lượng cao hoặc một máy ảnh Sony bền đẹp đã qua sử dụng tại MuaBanNhanh.com - Mạng xã hội nổi tiếng Mua Bán Nhanh. Xem ngay tại: Máy ảnh cũ
Nguồn : http://muabannhanhmayanh.com/mua-may-anh-sony-a6000/43840
Xem thêm: http://thietketrangweb.vn/trang-mua-sam.html
Đăng bởi Minh Thiện Tags: bán máy ảnh, máy ảnh, máy ảnh chất lượng, máy ảnh kỹ thuật số, máy ảnh sony, mua bán máy ảnh, mua máy ảnh, mua máy ảnh giá rẻ, mua máy ảnh đã qua sử dụng