Môi giới nhà đất huyện Thường Tín
Địa giới huyện Thường Tín
- Phía đông giáp các xã Mễ Sở, Thắng Lợi huyện Văn Giang và giáp các xã Tân Châu, Tứ Dân, Hàm Tử, Dạ Trạch, Bình Minh, huyện Khoái Châu của tỉnh Hưng Yên với ngăn cách tự nhiên là sông Hồng;
- Phía nam giáp huyện Phú Xuyên;
- Phía tây giáp huyện Thanh Oai, ngăn cách bởi sông Nhuệ;
- Phía bắc giáp huyện Thanh Trì.
Thường Tín có hệ thống đường giao thông thuận lợi với hai tuyến đường bộ chạy dọc huyện là quốc lộ 1A dài 17,2 km và đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 17 km đến cầu Vạn Điểm đoạn giao cắt với đường 429 (73 cũ); chạy ngang huyện là tuyến đường tỉnh lộ 427 (đường 71 cũ) từ dốc Vân La (xã Hồng Vân) qua cầu vượt Khê Hồi đến thị trấn Thường Tín sang phía tây huyện và tỉnh lộ 429 (73 cũ) từ Thị trấn Phú Minh (huyện Phú Xuyên) qua gầm cầu vượt Vạn Điểm đến Ngã 3 Đỗ Xá giao với quốc lộ 1A cũ; tiếp theo là đoạn đường 429 từ ngã ba Tía chạy vào Đồng Quan. Trên Huyện có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua với 3 nhà ga là ga Thường Tín,ga Tía và ga Đỗ Xá.
Đường thủy có sông Hồng, với cảng Hồng Vân, cảng Vạn Điểm. Qua sông đi Tứ Dân, Khoái Châu, Phố Nối và Thành phố Hưng Yên.
Làm thế nào để có thể mua đất đúng giá?
Hiện nay, ở nước ta, trong lĩnh vực đất đai vẫn tồn tại song song hai loại giá: giá đất do nhà nước quy định và giá đất thị trường.
- Đối với giá đất do Nhà nước quy định
Khoản 1, 2 Điều 114, Luật Đất đai 2013 đã quy định:
1. Căn cứ nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất trước khi ban hành. Bảng giá đất được xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ.
Trong thời gian thực hiện bảng giá đất, khi Chính phủ điều chỉnh khung giá đất hoặc giá đất phổ biến trên thị trường có biến động thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh bảng giá đất cho phù hợp.
Trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua bảng giá đất ít nhất 60 ngày, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi dự thảo bảng giá đất đến cơ quan có chức năng xây dựng khung giá đất xem xét, trường hợp có chênh lệch lớn về giá đất giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:
a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
b) Tính thuế sử dụng đất;
c) Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;
d) Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
đ) Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
e) Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.”
Như vậy, giá đất hiện nay do Nhà nước quy định được thực hiện theo nội dung Quyết định về ban hành Bảng giá đất của UBND cấp tỉnh và được sử dụng làm căn cứ cho các trường hợp cụ thể nêu tại Khoản 2, Điều 114, Luật Đất đai 2013 nêu trên.
- Đối với giá đất thị trường
Giá đất thị trường là giá đất được áp dụng trong các giao dịch về quyền sử dụng đất được thực hiện giữa người nhận chuyển quyền sử dụng đất và người có quyền sử dụng đất.
Khoản 3, Điều 3, Nghị định 44/2014/NĐ-CP đã quy định: “3. Giá đất phổ biến trên thị trường là mức giá xuất hiện với tần suất nhiều nhất trong các giao dịch đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất, giá đất xác định từ chi phí, thu nhập của các thửa đất có cùng mục đích sử dụng tại một khu vực và trong một khoảng thời gian nhất định.”
Vì thế, giá đất thị trường có thể hiểu là mức giá phổ biến trong giao dịch của những thửa đất có cùng mục đích sử dụng, trong một khoảng thời gian, tại một khu vực và không có quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật của nhà nước.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo giá chuyển nhượng đất thực tế tại địa phương.
Tại sao nên chọn và làm nhà hướng Nam?
Người xưa có câu: “Trăm người hầu không bằng đầu ngọn gió”, “Gió Nam chưa nằm đã ngáy”, “Nhà hướng Nam, không làm cũng có ăn”, “Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”…, cũng đã nói lên nhiều lợi thế của nhà hướng Nam.
Trước hết là do vị trí địa lý và đặc thù khí hậu của Việt Nam (nhiệt đới, nóng ẩm, gió mùa) nên đối với hầu hết vùng, miền, hướng Nam chính là hướng thuận lợi nhất để xây dựng nhà cửa: đón được đầy đủ ánh sáng và gió mát hơn hẳn các hướng khác.
Điều đặc biệt nữa là nhà xây hướng Nam sẽ tránh được ánh nắng chói phía Đông vào buổi sáng, buổi chiều không bị nắng chiếu gay gắt từ phía Tây, đồng thời cũng tránh được gió nóng từ phía Tây thổi tới và không bị ảnh hưởng bởi gió lạnh từ phương Bắc tràn về. Trong khi đó, mùa hè lại đón được những ngọn gió mát từ hướng Đông Nam và hướng chính Nam.
Con người đã biết tận dụng hướng Nam từ thời nguyên thủy để được mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, tăng sức đề kháng của cơ thể, tránh sự xâm hại của tự nhiên đối với sức khỏe.
Những hang động tại Hòa Bình có người ở phần lớn đều quay về hướng Nam hoặc Đông Nam. Không một hang có người ở nào lại có cửa quay về hướng Bắc, bởi lẽ, gió mùa kèm theo giá rét từ phương Bắc có ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của con người (riêng các tỉnh, thành phía Nam, do thời tiết và nhiệt độ ít thay đổi nên làm nhà hướng Bắc không bị lạnh theo mùa).
Mặt khác, hướng Nam chính là hướng mặt trời lên cao, tượng trưng cho lửa, dương lực, mùa hạ, sự ấm áp…, đây cũng chính là hướng tượng trưng cho thời kỳ mạnh mẽ nhất của một cuộc đời con người, phát huy được khả năng, sức mạnh của bản thân mỗi người. Địa vị xã hội, tiền tài, năng lực lãnh đạo, trí tuệ, tài năng đều có liên quan nhiều đến hướng Nam.
Theo Tiên thiên bát quái, phía Nam có tượng là quẻ Càn (trời, vua…), nên phía Nam được coi là hướng của bậc đế vương, còn theo Hậu thiên bát quái, hướng Nam có tượng là quẻ Ly, biểu tượng của lửa, ánh sáng. Do vậy, các bậc vua chúa thường tọa Bắc, hướng Nam để hướng về lẽ sáng mà xử lý công việc, cai trị thiên hạ; cung điện, thành quách được xây theo hướng này nhằm bảo vệ vị trí chí cao vô thượng.
Mặc dù theo lý luận phong thuỷ phái Bát trạch cho rằng, hướng Nam chỉ hợp với người mệnh Đông tứ, nhưng những người mệnh Tây tứ cũng không nên bỏ qua.
Với những ngôi nhà hướng Nam nhưng không hợp mệnh chủ nhà thì có thể dùng gương bát quái để hóa giải, đồng thời dùng các hình thức sắp đặt nội thất, đặc biệt là gian bếp và phòng ngủ để tạo sự tương tác tốt, dung hòa hướng xấu đó.
Ngoài ra, có thể sử dụng các pháp khí phong thủy để kích hoạt cho khí trường của ngôi nhà, tạo cho ngôi nhà có một trạch vận tốt đẹp nhất.
- 3 lý do để chọn nhà hướng Nam
Một là ánh sáng cực tốt. Trong “Trạch kinh” nói, phàm cửa sổ hướng nam, đông nam hoặc tây nam, ánh sáng trong nhà sẽ rất tốt.
Nhà ở tọa bắc hướng nam đều lợi dụng được triệt để ánh sáng mặt trời, giữ không khí ấm khi mùa đông, mát mẻ khi mùa hè.
Hai là thông gió tốt. Tọa bắc hướng nam sẽ điểu khiển không khí nhà ở được lưu thông một cách đầy đủ.
Ba là tránh gió bắc. Tọa bắc hướng nam không chỉ vì ánh sáng, thông gió mà là còn để tránh gió bắc cũng rất tốt.
Tháng 7 âm lịch - Có nên kiêng động thổ làm nhà?
Theo dân gian xưa, tháng 7 âm lịch thường được gọi là tháng “cô hồn”, tháng không đem lại vận may. Do đó người dân từ xưa đã có quan niệm rằng tránh làm các việc lớn trong tháng 7, trong đó một việc hết sức quan trọng đó là việc động thổ làm nhà.
Dù cuộc sống hiện đại đã có nhiều sự đổi thay, tuy nhiên nhiều người vẫn giữ quan niệm kiêng làm những việc quan trọng như động thổ làm nhà, mở cửa hàng, cửa hiệu, mua sắm xe cộ… trong tháng 7 âm lịch. Điều này cũng xuất phát từ tâm lý “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, mặc dù nhiều người không hiểu tai sao lại phải kiêng kỵ như vậy.
Giải thích về điều này có thể xem xét ở hai góc độ. Thứ nhất, ở góc nhìn Âm dương ngũ hành, trong khoa Tử vi của người phương Đông, tháng 1 hay tháng 7 Âm lịch ứng với trục Dần Thân. Đây chính là trục đối xứng của chòm sao Tử Vi - Thiên Phủ. Hai chòm sao này là biểu trưng của vòng quay âm và dương. Do vậy, tháng 1 và tháng 7 có thể được coi là vị trí nhạy cảm khi âm - dương giao hòa. Quan niệm tháng 1 là tết của dương thế còn tháng 7 được coi như tết của âm thế cũng xuất phát từ đây.
Dưới góc nhìn tâm linh, tháng 7 Âm lịch chính là tháng “cô hồn”, thời điểm “xá tội vong nhân”. Dân gian coi đây chính là thời gian Diêm Vương - vị vua cai quản âm thế sẽ mở cửa ngục để các vong hồn được phiêu bạt ra bên ngoài, có thể sẽ đi quấy phá các công việc lớn của con người. Dù biết đây là quan niệm mang nhiều màu sắc mê tín dị đoan nhưng tâm lý muốn tránh gặp xui xẻo khiến cho nhiều người vẫn tránh không làm những việc lớn trong khoảng thời gian này.
Ở góc độ khác nữa cũng có thể giải thích được chuyện tránh động thổ làm nhà trong tháng 7 âm lịch.Bởi vì, với vùng có khí hậu nhiệt đới như nước ta, tháng 7 Âm lịch đồng thời là cùng với mùa mưa. Đó cũng là khoảng thời gian có lượng mưa nhiều nhất trong năm, do đó tháng 7 cũng được dân gian gọi là tháng mưa ngâu. Chính vì vậy, những việc lớn như động thổ, đào móng hay đổ mái nhà khi gặp mưa xuống sẽ khiến gia chủ rất vất vả. Khi mưa nhiều còn gây ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ xây dựng của các công trình.
Nguyên nhân này được cho là phù hợp và có lý hơn cả đó cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến mọi người tránh động thổ, xây cất nhà cửa vào tháng 7 âm lịch, lâu dần tạo thành thói quen trong dân gian.
Cập nhật nhanh chóng và chính xác những thông tin về thị trường nhà đất huyện Thường Tín chỉ có tại đâu?
Mua bán nhà đất huyện Thường Tín trên MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Nhà đất huyện Thường Tín
Nguồn: http://trungtammoigioi.com/moi-gioi-nha-dat-huyen-thuong-tin/81
Đăng bởi Minh Thiện Tags: môi giới nhà đất, môi giới nhà đất huyện thường tín, nhà đất huyện thường tín, tại sao chọn nhà hướng nam, tại sao không xây nhà tháng bảy