Chó Husky
Những thông tin cơ bản về giống chó Husky
Nguồn gốc xuất sứ của giống chó Husky
Chắc hẳn bạn đã từng nhìn thấy hình ảnh những chú chó này thông qua tranh ảnh, hay những bộ phim nổi tiếng ? Và đôi khi, bạn cũng chỉ nhớ mang máng là nó thường sinh sống ở những vùng đất lạnh giá nhưng bạn có biết chính xác loài chó này có nguồn gốc xuất sứ từ đâu không ? Thông qua những tài liệu đã được nghiên cứu cho biết, giống chó Husky có nguồn gốc từ vùng đất siberi lạnh giá, một vùng đất là nơi sản sinh ra rất nhiều giống chó nổi tiếng khắp thế giới, và chúng được mang đến vùng đất Alaska của mỹ vào những năm 1909. Tại vùng đất này, chó Husky ban đầu được chuyên dùng và sếp vào những giống chó làm việc, kéo xe rất hiệu quả, tuy nhiên, sau đó thì người dân ở đây đã nuôi như những động vật trong nhà, và rất được quý mến bởi nhiều tính cách tốt của một con chó đẹp. Vậy chó Husky cũng là một loài chó đã có từ rất lâu đơi và cho đến ngày nay, chúng vẫn được sếp vào một trong những con vật mang đặc trưng rất nổi tiếng của Siberi.
Những đặc điểm về hình dáng, hình thể của chó husky theo tiêu chuẩn quốc tế
Cũng giống như những loại chó khác cùng dòng chó kéo xe có nguồn gốc từ Siberi hoặc Alaska như Chó Samoyed hay chó Alaska thì chúng đều có những đặc điểm tương đồng giống nhau một số bộ phận cấu trúc của bộ lông dài, dày và tốt, hay màu mắt. Đặc biệt là chó Husky có nhiều đặc điểm khá giống với Chó alaska, Đối với nhiều người, nếu không tinh ý họ có thể dễ dàng bị nhầm giữa 2 loại chó này. Nhưng dù thế nào đi nữa, thì mỗi loại đều có nét riêng nổi bật của mình. So với chó Alaska thì Chó Husky có hình thể nhỏ hơn một chút, cụ thể là con Đực có chiều cao khoảng 53 đến 58 cm, với cân nặng giao động trong khoảng từ 20 đến 27 kg, Riêng với con cái có chiều cao từ 51 đến 56 Cm, cân nặng từ 16 đến 23 kg. Và chúng có tuổi đời trung bình trong khoảng từ 12 đến 15 năm. Với loại chó Husky thì đặc điểm nổi bật của chúng không chỉ là có màu lông mà còn đặc biệt ở màu của mắt chó, màu của mũi, tai…Sau đây chúng ta sẽ đi sâu hơn về từng bộ phân chi tiết của mỗi bộ phận.chó husky
Những màu mắt phổ biến của chó Husky
Giống chó đẹp này có ngoại hình rất giống với những chú chó sói, với vẻ đẹp hoang dã đôi khi có phần lạnh lùng được toát ra và thể hiện khá rõ nét qua ánh mắt của chó. Với Husky, đôi mắt của chúng có khá đa dạng những màu mắt. và điển hình có thể kể đến là màu nâu, màu xanh dương, màu hổ phách và có thể là tổ hợp của 3 màu này hoặc có thể là màu lục nhạt, xanh lục hoặc màu nâu lục. Mắt chó husky có hình hạt hạnh nhân, mắt hơi xếch ngược lên nhìn đôi mắt có vẻ gì đó rất kiêu xa và lạnh lùng được thể hiện qua đôi mắt chúng. Với những người Siberrian, thì họ không quá coi trọng màu mắt của chó Husky phải là màu nào mới tốt mà đơn giản là vì họ cho rằng màu mắt không ảnh hưởng đến khả năng kéo xe của chó. Đó là nững màu mắt phổ biến nhất ở dòng chó này. Nếu bạn được chọn một chú chó, bạn sẽ thích màu mắt nào nhất ? Dù bạn có chọn màu mắt nào đi nữa, thì tôi tin rằng, ánh nhìn của đôi mắt ấy sẽ khiến bạn phải chết mê chết mệt vì cái vẻ lạnh lùng kiêu xa ấy.chó husky
Đặc điểm và tiêu chuẩn của bộ lông chó Husky
Gần giống với đặc điểm của chó Alaska, bộ lông của chó Husky cũng được chia thành 2 lớp và khá dày. Vốn dĩ loại chó này thường phải làm việc trong điều kiện giá lạnh đến mức khắc nghiệt của Vùng Bắc Cực nên bộ lông của chúng rất dày để chống lại cái giá lạnh ấy. Lông chó loại này không bị thấm nước, Lớp lông nằm bên trong xoăn nhẹ và khá dày, mịnh màng, sếp xen kẽ thành nếp với nhau tăng khả năng chống lạnh của chó. Lớp lông ngoài này có thể có hai màu, và cũng không lạ nếu ta thấy 1 vùng lông đổi màu từ trắng sang đen, rồi sau đó trở lại trắng. Lớp lông bên trong rụng 2 lần mỗi năm hoặc mỗi khi chuyển mùa . Màu lông có đủ loại, từ trắng tuyền cho đến đen. Các vệt pha màu khác trên đầu được coi là phổ biến và được chấp nhận. Các loại pha màu có như sau: Đen & Trắng, Đỏ & Trắng (từ vàng cam đến nâu sậm), Xám & Trắng (từ bạc đến xám sói), Chồn & Trắng (đỏ cam với chót lông màu đen), màu Agouti & Trắng, màu Trắng tuyền. Bộ lông của chó Husky tương đối quan trọng đến vẻ đệp, sức khỏe của chúng, chính vì thế người chủ cần phải bỏ ra khá nhiều thời gian để chăm sóc bộ lông cho chúng mỗi ngày, bạn có thể dùng lược để chải lông cho chúng tránh tình trạng do không được chăm sóc mà lông của chúng có thể bị vón cục.chó husky
Đặc điểm Tai và đuôi của chó husky
Chó husky có đuôi hơi cong ở phần mỏm đuôi và gần như giống chó kéo xe này lông đuôi thường rất dày , có màu trắng tuyêt ở phần cuối bông đuôi. Khi chuyển, chúng thả thõng đuôi xuống. Ngoài ra tai chó husky có hình tam giác, lúc nào cũng vểnh len và hướng về phía trước như đang nghe ngóng, theo dõi gì đó. Lông ở phần vành tai cũng rất dày, và khá mềm mại.
Mũi chó husky có đặc điểm gì nổi bật ?
Mũi chó husky cũng giống so với các giống chó khác đó là mũi luôn ướt và mát. Ở loại chó này có một đặc điểm nổi bật đó là mũi chó có thể chuyển màu qua thời gian, rất nhiều những chú chó đã chuyển màu mũi sang màu nâu hoặc màu hồng do sự thiếu ánh sáng của những tháng mùa đông, sau đó đến mùa hè, có thể màu mũi của chó lại trở về màu ban đầu của chúng . Nếu bạn nhìn thấy chú cún nhà mình có hiện tượng như thế thì bạn cũng đừng nên quá lo ngại điều gì cả, đó không phải là dấu hiệu của bệnh tật đâu nhé, đơn giản vì đó là một đặc điểm khá nổi bật ở mũi những chú chó husky.chó husky
Giống chó Husky có tính cách như thế nào ?
Bạn có thể nghỉ gì khi được hỏi về tính cách của chó sói ? Chắc chắn một điều rằng, chó sói là hiện thân cho sự hung giữ và dối chá. Với một con Husky có vể bề ngoài không khác gì là mấy so với chó sói thì bạn nghĩ sao ? Thực sự bạn sẽ cảm thấy vô cúng ngạc nhiên khi chó husky có tính cách rất hiền lành đối với con người. Ngoài ra chúng cong là một trong những loại chó khá là thông minh, rất biết nghe lời chủ. Chúng sống rất tình cảm với chủ nhân của chúng thậm chí rất yêu thích trẻ em, tuy nhiên chúng là một loài vật nên tốt nhất là chúng ta không nên để chúng tiếp xúc quá gần với trẻ nhỏ. Husky là loài chó kéo xe, nên có một sức khỏe dồi dào, luôn tràn đây năng lượng và nhiệt huyết mỗi khi được giao việc cho làm. Đặc biệt là công việc kéo xe của chúng. Việc được chạy nhảy, và di chuyển dường như nó có thể được gọi là bẩm sinh của loài chó này, Nếu bạn đang nuôi một chú chó husky, bạn nên thường xuyên chó nó đi tập thể dục, một ngày bạn có thể bỏ ra khoảng 2 tiếng để đi dạo cùng nó. Chắc chắn là nó sẽ rất thích thủ và cảm nhận được tình yêu, sự quan tâm mà bạn đang dành cho nó. Qua một số những thông tin ở trên, các bạn đã phần nào hiều được về giống chó husky. Tôi chắc chắn rằng, sẽ có rất nhiều người đã đang có ý định ở trong đầu là mình phải nuôi 1 bé mới được ! Tại Sao không ? Các bạn hãy cố gắng mang về cho mình 1 bé để làm bạn mỗi ngày, và cuộc sống sẽ có nhiều ý nghĩ hơn đấy. Các bạn có thể đón đọc phần tiếp theo “Những lý do khiến bạn nên quyết định sở hữu một chú chó Husky”
Một số lưu ý khi quyết định nuôi Husky
Husky (Siberian husky, Alaskan husky, Alaskan Malamute, British Inuit..và những giống chó tương tự) là giống chó hiện đang rất được chuộng nuôi ở Việt Nam. Tuy nhiên, có một vài điều cần suy xét trước khi nhận nuôi giống chó này. Mặc dù đối với bất kỳ loài chó hay mèo nào, chủ nuôi đều cần đầu tư một khoảng thời gian nhất định, tiền bạc, tình yêu thương và trách nhiệm cho chúng. Nhưng đối với chó Husky, chủ nuôi chắc chắn phải "hi sinh" nhiều hơn thế.
Husky là giống chó rất đẹp, rất thông minh. Đúng là như thế. Nhưng chúng không phải là giống chó dành cho tất cả mọi người. Mọi người yêu mến chúng và gần như bất cứ ai nhìn thấy chúng đều muốn được sở hữu chúng, nhưng cũng như những loài chó khác, chúng cũng có rất nhiều điểm mạnh và điểm yếu.
Husky là giống chó có rất nhiều năng lượng, chính vì thế mà chủ nuôi chúng phải bỏ ra ÍT NHẤT 1 TIẾNG/ NGÀY để dắt chúng đi dạo, chạy bộ (điều này cũng là rất cần thiết với các loài chó lớn khác). Nếu không được tập thể dục hay chạy bộ, chúng có thể trở nên cáu gắt, buồn bã, hoặc sẽ bắt đầu có những biểu hiện bất thường như cắn xé đồ đạc, đào bới đất trong vườn (nếu nhà bạn nào có vườn tược), hoặc tự hủy hoại bản thân (như tự gặm chân đến chảy máu, tự cắn đến cụt đuôi. vân vân).
Husky yêu cầu sự quan tâm chăm sóc, và đồng hành với chúng nhiều hơn với các loài chó khác (mặc dù về bản chất, tất cả các loài chó đều rất quyến luyến con người, nhưng Husky còn hơn thế). Bạn nên nhớ chó Husky là loài chó sống thành bầy đàn, như tổ tiên chó sói của chúng vậy. Chính vì thế mà nếu nuôi 1, hoặc 2 chú chó Husky, chúng sẽ luôn muốn có người ở bên cạnh, dù bất cứ đâu. Đối với chúng, bạn sẽ là "trưởng đàn" như khi chúng sống trong bầy đàn. Chính vì thế mà việc huấn luyện chó Husky là RẤT QUAN TRỌNG, bạn phải tỏ ra là người mà chúng có thể tin tưởng, nếu không, chúng sẽ KHÔNG NGHE LỜI bạn.
Vậy, bạn KHÔNG NÊN chọn nuôi Husky nếu:
1. Bạn muốn có một chú chó trông nhà! : mặc dù có bề ngoài rất to lớn, và có phần đáng sợ đối với bọn trộm, nhưng Husky là loài chó rất hiền lành và về bản chất chúng YÊU TẤT CẢ mọi người. Bạn có thể huấn luyện để chúng trở nên đáng sợ, nhưng chúng sẽ chờ lệnh của bạn trước khi tấn công bất cứ ai. Chính vì thế mà nếu bạn muốn có một chú chó đáng tin cậy để trông nhà khi bạn đi vắng, thì đừng nên chọn nuôi chó husky.
2. Bạn là người bận rộn: Như đã nói ở trên, Husky yêu cầu rất nhiều thời gian từ chủ nuôi, chính vì thế nếu bạn là người bận rộn, chỉ có đủ thời gian cho chúng ăn, vuốt ve chúng, thì đừng nên nuôi husky.
3. Nhà bạn rất nhỏ: Husky không phải là loài chó nên nuôi trong nhà chật hẹp, nhất là nếu bạn ở trong nhà tập thể thì đừng nên nuôi Husky. Đơn giản vì chúng là loài chó rất to lớn, chúng cũng cần có không gian để đi lại, như con người vậy.
4. Tiềm lực tài chính: Đây là điều quan trọng trước khi nhận nuôi bất cứ chú chó hay mèo nào. Bạn có đủ khả năng chăm sóc, cung cấp đủ thức ăn và những thứ cần thiết cho chú chó của bạn không? Nuôi Husky cũng như nuôi bất cứ loài chó nào khác, bạn có thể cho chúng ăn thức ăn của chó, và cũng nên thỉnh thoảng cho chúng ăn thịt bò tươi.Về mùa hè, bạn cần bật điều hòa cho chúng, nên nhớ, Việt Nam là xứ nóng, trong khi Husky là chó xứ lạnh. Lớp lông dày sẽ là vật cản rất lớn đối với chúng. Có lời khuyên rằng vào mùa hè, bạn nên cắt ngắn bớt lông chúng để giảm nhiệt cho chúng.
Những điều sơ đẳng trên đều dựa vào quyền lợi, cái được và mất ở cả chủ nuôi và thú nuôi. Nếu bạn có thể đảm bảo mỗi ngày ít nhất 1 tiếng dắt chúng đi dạo, cung cấp đầy đủ những thứ chúng cần, có đủ tình yêu thương và trách nhiệm để nuôi chúng, thì cũng chẳng có gì phải chần chừ để có cho mình một chú chó đáng yêu :).
Một vài điểm mạnh của chó Husky
1. Chúng RẤT HIỀN LÀNH, và yêu tất cả mọi người, đặc biệt là rất nhẹ nhàng với trẻ con.
2. Chúng rất thích được đồng hành cùng chủ nuôi.
3. Chúng CỰC KỲ THÔNG MINH.
4. Chúng rất ít khi nổi cáu hay giận dỗi.
5. Bọn chúng là loài chó khá sạch sẽ. Đã có rất nhiều tư liệu báo cáo rằng những người bị dị ứng với lông chó hoặc mùi của chó có thể nuôi loài chó này.
6. Bọn chúng không phải là loài chó ồn ào. Chúng ít khi sủa ầm ĩ như các loài chó khác, mặc dù thỉnh thoảng cũng sủa - giống - hú như tổ tiên sói của chúng.
7. Bọn chúng rất..thật thà. Rất dễ đoán cảm xúc của chúng khi nhìn những biến đổi trên khuôn mặt chúng.
8. Bọn chúng không hề kén ăn, mặc dù cũng có "thực đơn" nhất định nếu bạn muốn có một chú chó mạnh mẽ, khỏe mạnh.
9. Bọn chúng rất ít khi cáu bẳn hay tấn công các loài chó, hay mèo khác. Nhưng nếu chó hay mèo khác tấn công trước, chúng sẽ tự vệ lại.
Điểm yếu của Husky
1.Chúng RẤT THÍCH CHẠY ! Rất rất thích chạy, vì thế nên việc dắt chúng đi dạo nhiều khi trở nên rất khó khăn. Chúng cũng rất thích nhảy qua những vật cao, chướng ngại vật.
2. BỌN CHÚNG RẤT THÔNG MINH: vì thế mà nếu chúng nghĩ, hoặc thấy là bạn KHÔNG THÔNG MINH bằng chúng, chúng sẽ KHÔNG BAO GIỜ nghe lời bạn, đừng cười, đấy là sự thật !
3. BỌN CHÚNG RẤT TỰ LẬP: vì thế việc huấn luyện chúng có phần khó hơn huấn luyện các loài chó khác, chúng cũng quá thông minh, vì thế mà khi huấn luyện, chúng nghe và hiểu bạn muốn gì, nhưng nếu chúng thấy không cần thiết, hoặc chúng thấy hiệu lệnh của bạn chẳng để làm gì, chúng sẽ KHÔNG NGHE LỜI BẠN.
4. Bọn chúng cần có bạn đồng hành: Chúng luôn muốn có bạn - chủ của chúng ở bên cạnh. Nếu bạn không đáp ứng được điều này, bạn nên nuôi thêm một chú chó khác. Nếu không, chúng rất dễ trở nên buồn bã, và có những biểu hiện bất thường (xem ở trên).
5. Nên nhớ chúng rất gần với chó sói, vì thế chúng rất thích săn đuổi các loài nhỏ hơn, nếu bạn không quan tâm đến chúng đầy đủ, việc chó hay mèo hàng xóm đột nhiên biến mất với những vệt máu thì thủ phạm có thể là chú husky nhà bạn đấy.
6. Bọn chúng rất thích ĐÀO BỚI ! Vì thế nếu bạn có vườn tược, thì nên cần thận nhé. chúng sẽ đào bất kể bạn có cho phép chúng hay không.
Cho dù là bất kỳ loài chó nào cũng cần rất nhiều yêu thương và chăm sóc. Nuôi một chú chó cưng giống như nuôi một đứa trẻ con, bạn hãy kiên nhẫn và cho chúng thấy tình yêu thương từ bạn. Mắng nếu chúng là điều gì đó sai, chúng có thể "đọc" được cảm xúc của bạn qua giọng nói, vẻ giận dữ trên mặt, nhưng đừng đánh chúng. Cũng như trẻ con, roi vọt chỉ có thể làm chúng sợ bạn, nhưng chúng cũng sẽ không tôn trọng bạn nữa.
Một số bệnh thường gặp khi nuôi chó Husky và cách điều trị
1. Bệnh cảm
Nguyên nhân: Cảm là bệnh do viêm niêm mạc đường hô hấp. Thường thì những con còn nhỏ và những con thể chất yếu dễ mắc bệnh hơn. Chó Husky bị cảm đa số là do nuôi dưỡng không chu đáo, thời tiết thay đổi khiến chó Husky bị lạnh. Chó Husky bị bệnh sẽ đột nhiên xuống tinh thần, sợ lạnh. Thường thấy nhất là bị lạnh sau khi tắm vào mùa đông. Khi bị lạnh, sức đề kháng của chó Husky giảm, khả năng phòng bệnh của niêm mạc đường hô hấp suy yếu, các vi khuẩn gây bệnh lại sinh sôi với tốc độ khá nhanh và nhiều, khiến bệnh càng nặng.
Biểu hiện: Tinh thần xuống sắc, không thiết ăn uống, nhiệt độ cơ thể tăng, kết mạc đỏ lên, mắt ngấn nước, đôi khi ho. Thời kỳ đầu phát bệnh, nước mũi có chất nhờn, về sau biến thành chất nhầy màu vàng, sau nữa có thể biến thành chất dịch đặc. Biểu hiện kèm theo thường là ngứa niêm mạc mũi, chó Husky thường lấy chân trước cào vào phần mũi, như vậy dễ gây tổn thương mũi. Nhiệt độ trên bộ da cũng không đồng đều, tai và đoạn cuối 4 chân lạnh, nhịp thở tăng.
Cách phòng trị: Mùa lạnh cần chú ý giữ ấm, chăm sóc kỹ hơn. Nguyên tắc trị bệnh là giải nhiệt, giảm đau, tránh gió, tránh lạnh để chó Husky yên tĩnh nghỉ ngơi dưỡng bệnh, cho uống nhiều nước; mùa đông chú ý giữ ấm, tránh để bệnh tái phát, nếu không bệnh sẽ càng nặng.
2. Bệnh táo bón
Nguyên nhân
Trong thức ăn có lẫn xương, tóc;
Môi trường sống thay đổi, làm đảo lộn thói quen việc “giải quyết” hằng ngày;
Mắc phải các bệnh như mọc nhọt ở hậu môn, bệnh dò hậu môn, u trực tràng,…
Bị viêm ruột, gãy xương chậu, phình tuyến tiền liệt,…
Biểu hiện: chó Husky cố đi tiêu, nhưng không được, thường sủa lên vì đau đớn, ruột yếu, thường hay nôn mửa, phân vón cục ở trực tràng.
Chữa trị: Chủ yếu là làm thông ruột để chó Husky dễ “giải quyết”. Sau khi chữa trị cần phải cho chó Husky vận động thích hợp, đồng thời trộn thức ăn hợp lý, cho chó Husky uống nước đầy đủ.
3. Bệnh đường tiêu hóa
Nguyên nhân: Do nuôi không đúng cách, lúc cho chó Husky ăn quá no, lúc để chó Husky quá đói, ăn hùng hổ. Chất lượng thực phẩm không tốt, thức ăn vào mùa lạnh quá lạnh, mùa hè thì để thức ăn bị ôi thiu biến chất, dụng cụ đựng thức ăn không sạch sẽ, không rửa và khử độc sau thời gian sử dụng dài.
Biểu hiện: Nước tiểu và phân có lẫn tạp chất, đôi khi nước tiểu có lẫn những vụn và máu. chó Husky bị đau bụng nhẹ, thích nằm ở những nơi tối, vùng bụng bị chướng, lưỡi có nấm màu vàng, cơ thể mất nước nhanh, nước tiểu hơi vàng, thời gian phát bệnh thường từ 2-5 ngày.
Cách trị: Đầu tiên ngừng cho ăn 1 ngày, sau 24 tiếng cho ăn các món dễ tiêu như canh rau, cháo. Có thể cho uống thuốc trợ tiêu hóa. Cách phòng bệnh tốt nhất là áp dụng cách nuôi phù hợp. Phải cho ăn đúng giờ, đúng khẩu phần, không nhiều không ít, chó Husky con dưới 1 tuổi có thể cho ăn 1 ngày 4 - 5 lần, chó Husky trưởng thành 2 - 3 lần.
Thức ăn nên nấu chín, nhiều loại, trộn cả thức ăn thô và thức ăn tinh, ví dụ như có thể trộn cơm, mì, bắp, rau cần, củ cải, cải trắng, thịt nấu chín, canh xương… đảm bảo chó Husky hấp thụ lượng dinh dưỡng cân bằng, đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng và phát triển của chúng.
Những thực phẩm như dăm bông thì không nên cho ăn nhiều. Thi thoảng có thể cho ăn trái cây, đặc biệt là những con chó Husky nhỏ thì nên cho ăn nhiều. Đồ ăn phải tươi ngon, không lên đông lạnh, lên men, dụng cụ đựng thức ăn sau khi dùng xong phải rửa sạch, không dùng chung với chó Husky khác.
4. Ngộ độc thức ăn
Nguyên nhân: chó Husky ăn phải những thứ ôi thiu biến chất, thịt, cá thúi hoặc sữa chua.
Biểu hiện: Vi khuẩn Staphylococcus trong các chất ôi thiu này gây nôn mửa, đau bụng, kiết lỵ và các bệnh dạ dày cấp tính. chó Husky bị bệnh xuống tinh thần, cả người mệt mỏi, nhiệt độ cơ thể hơi thấp một chút. Khi bị nặng hơn, có thể dẫn tới bệnh co rút, bất an, hô hấp khó khăn và ngất xỉu. Căn cứ vào chó Husky đã ăn phải thức ăn ôi thiu gì, và các biểu hiện lâm sàng mà có cách trị bệnh.
Cách chữa trị: Giai đoạn đầu mắc bệnh có thể tiêm tĩnh mạch bằng apomorphine để chó Husky ói ra. Khi cần có thể rửa ruột, bổ sung dịch, và các biện pháp khác. Đồng thời có thể để chó Husky đói, ngừng không cho ăn. Đối với chó Husky bị ngộ độc do ăn phải thịt ôi thiu, nên dùng kháng sinh.
Nguồn: https://thucung.muabannhanh.com/cho-husky/18
Đăng bởi Minh Thiện Tags: bệnh ở Chó Husky, cách nuôi Chó Husky, chó cảnh, chó cưng, Chó Husky, chó đẹp, nuôi chó